Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

THUỐC CHỮA VIÊM DA DẦU VIÊM DA TIẾT BÃ TỐT NHẤT

BÀI THUỐC QUÝ CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM DA TIẾT BÃ



Bài thuốc chữa bệnh viêm da dầu(viêm da tiết bã) dựa trên biện chứng luận trị của đông y.

Trong những năm qua tỉ lệ mắc các bệnh về da nói chung,viêm da tiết bã nói riêng có xu hướng ngày càng tăng cao.Cho đến nay y học hiện đại vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân gây ra căn bệnh gây nhiều khó chịu cho người mắc này.Những nghiên cứu hiện nay mới chủ yếu tác động trực tiếp vào vùng bệnh làm giảm triệu chứng khó chịu tạm thời mà chưa thể chữa trị triệt để bệnh.Sau nhiều năm nghiên cứu sưu tầm các bài thuốc cổ phương trong điều trị các bệnh về da Lương y Trần Thị Huyền Trang và nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng thuốc Dân tộc đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh viêm da dầu đem lại hiệu quả cao dựa trên biện chứng luận trị của đông y.Nhằm giúp cho quý vị có thêm thông tin về bài thuốc đã giúp cho rất nhiều người chữa khỏi căn bệnh viêm da dầu Ban biên tập bacsiviemdadau.com đã thực hiện cuộc trao đổi với Lương y các vấn đề xung quanh bài thuốc này.


Ban biên tập: Xin chào chị,là người nghiên cứu chuyên sâu các bệnh về da trong đông y chị giải thích tại sao bệnh viêm da dầu khó chữa trị dứt điểm,bị tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc của người mắc?

Lương y Trần Thị Huyền Trang : Theo y học cổ truyền viêm da dầu( có nơi gọi là viêm da tiết bã nhờn) chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân huyết bị phong táo và nhiệt.Những người bị mắc bệnh chủ yếu do công năng khử độc của gan thải độc của thận kém dẫn đến ứ trệ cộng với cơ địa da dầu dẫn đến sinh bệnh.

Sở dĩ việc điều trị bằng các phương pháp tây y hiện tại mới chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng bên ngoài mà ít quan tái đi tái lại nhiều lần lại càng làm cho tình trạng bệnh phức tạp.
Ban biên tập:Xin lương y cho biết rõ hơn về phương pháp điều trị của y học hiện đại hiện nay với căn bệnh này.

Lương y Trần Thị Huyền Trang :Việc điều trị hiện nay tập trung chủ yếu vào việc giảm triệu chứng khó chịu của bệnh.Các nhóm thuốc chủ yếu tập trung vào kháng viêm chống ngứa,thành phần chủ yếu là corticoid.Việc lạm dụng corticoid trong điều trị kéo dài sẽ kéo theo nhiều tác dụng phụ.Chính vì vậy các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bôi thuốc với cường độ nhẹ và mức độ thưa.Khi ngừng bôi thì các triệu chứng bong vẩy và đỏ lại xuất hiện khiến người bệnh cứ ở trong vòng luẩn quẩn là bôi nhiều sẽ khiến bệnh nặng hơn mà không bôi thì những triệu chứng bệnh lại xuất hiện.

Ban biên tập:Những biểu hiện của viêm da dầu rất đa dạng xin Lương y cho biết những dấu hiệu nhận biết cơ bản bệnh viêm da dầu.

Lương yTrần Thị Huyền Trang :Những biểu hiện của bệnh với mỗi người là khác nhau nhưng tựu chung lại có một số điểm tương đồng là hai bên cánh mũi,vùng mặt,vùng da dầu xuất hiện những mẩn đỏ chìm dưới da.Những mẩn đỏ này ngày càng rõ rệt hơn kèm theo đó là hiện tượng tiết bã(vẩy màu trắng).Những vẩy này càng tiết ra mạnh hơn vào mùa hanh khô ở miền bắc và mùa khô ở miền nam.Lâu dần triệu chứng sẽ lan đến lông mày và chân tóc.Khiến cho tóc dụng nhiều hơn và chân lông mày thưa hơn.Việc sử dụng các thuốc có thành phần corticoid càng làm cho mức độ bệnh nặng thêm nên phương pháp sử dụng các bài thuốc đông y thay thế thành phần này được xem là tối ưu nhất trong điều trị và ngăn ngừa căn bệnh này.

Ban biên tập:Xin Lương y nói rõ hơn về bài thuốc nghiên cứu để điều trị bệnh này.

Lương yTrần Thị Huyền Trang :Dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà bài thuốc đi sâu vào căn nguyên để chữa trị.Bài thuốc gồm hai dạng bôi ngoài và uống trong:

Thuốc bôi ngoài: Chiết xuất từ cây sơn,nghệ và tinh chất ô liên rô,trầu không.Có tác dụng tiêu viêm,tiêu sừng,liền sẹo,giảm lượng tiết dầu,thông thoáng lỗ chân lông.Giúp da mặt và da đầu trở nên thông thoáng nhuận sắc khí.Làm biến mất hoàn toàn các triệu chứng của bệnh.

Thuốc uống trong(dạng cao viên):Việc điều trị bên trong quyết định nhiều đến hiệu quả điều trị,thành phần gồm:tang bạch bì,kim ngân hoa…Giúp giải độc tiêu viêm,tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận.Cơ thể thải loại hoàn toàn các loại độc tố sẽ giúp cho bệnh khỏi được trong thời gian dài.

Ban biên tập: Câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm đó là kết quả điều trị thực tế và tỉ lệ tái phát khi sử dụng bài thuốc.

Lương y Trần Thị Huyền Trang:Đó là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân và đồng nghiệp đặt ra đối với tôi và nhóm nghiên cứu.Việc áp dụng điều trị bằng bài thuốc từ năm 2008 đến nay đã cho kết quả rất tốt.Theo thống kê chưa đầy đủ có trên 80% bệnh nhân khỏi bệnh với thời gian điều trị từ 2 đến 4 tháng.Trong số này số bệnh nhân tái phát chiếm 34%.Việc tái phát từ 1 đến 4 năm sau khi chữa khỏi được cho là một kết quả khả quan mà các phương pháp tây y hiện nay chưa làm được.Đặc biệt bài thuốc được giới nghiên cứu đông y đánh giá cao bởi tính hiệu quả và an toàn cho da.Tránh được những tác dụng phụ của các loại kem có chứa thành phần corticoid gây nên.

Ban biên tập: Với những kết quả khả quan như vậy nhưng chúng tôi thấy mức độ phổ biến của bài thuốc hiện nay vẫn chưa tương xứng với giá trị của nó?

Lương yTrần Thị Huyền Trang :Tâm lí người bị bệnh nói chung thường nóng vội muốn cho bệnh khỏi ngay mà thường không quan tâm đến hậu quả do việc điều trị cấp tốc gây ra.Trong khi đó việc sử dụng thuốc đông y đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài và sự kiêng khem hợp lí khiến cho người bệnh thường có tâm lí e ngại và không kiên nhẫn.Chỉ khi sử dụng các phương pháp tây y không khỏi người bệnh mới tìm đến thuốc đông y.Đến lúc này tình trạng bệnh đã tương đối phức tạp nên việc điều trị càng đòi hỏi thời gian dài hơn.Tuy nhiên trong những năm qua nhận thức của bệnh nhân cũng đang dần được thay đổi họ cũng tìm hiểu và thấy được tác hại của các thuốc có chữa thành phần corticoid nên tìm đến chữa đông y nhiều hơn,

Ban biên tập: Xin lương y cho biết về chế độ ăn uống sinh hoạt trong thời gian sử dụng bài thuốc.

Lương y Trần Thị Huyền Trang: Những người mắc bệnh viêm da dầu có hoặc không sử dụng bài thuốc cũng nên tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt dưới đây:

Chế độ ăn uống

Khuyến khích: Ăn nhiều thực phẩm mát,uống từ 2 đến 3 lít nước một ngày.

Hạn chế: Đồ ăn cay nóng,đồ ăn có nhiều dầu mỡ,các hạt có dầu(vừng,lạc) đồ ăn chế biến sẵn(xúc xích patê..)

Kiêng tuyệt đối: Bia rượu,cà fê ,thuốc lá và các chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt: Vận động thể lực đều đặn nhẹ nhàng,tránh bụi bẩn và gió thổi trực tiếp vào vùng bị bệnh.Không lạm dụng môi trường điều hòa.Tránh street,thức khuya và làm việc quá sức.

Ban biên tập: Xin cảm ơn Lương y 


Sau khi Ban biên tập đăng thông tin cuộc trao đổi có rất nhiều bạn liên lạc và đề nghị Ban biên tập cung cấp địa chỉ chữa trị bằng bài thuốc này.Bạn nào quan tâm có thể liên hệ với Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng thuốc Dân tộc.
Địa chỉ : Tầng 5 số 91 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0924 02 06 08 Bs Thảo

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

BỆNH VIỆN DA LIỄU QUỐC GIA



A. Lịch sử hình thành 
Ngày 30/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 486/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Da liễu Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế với tiền thân ban đầu là Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai. 
B. Chức năng nhiệm vụ 
1. Viện Da liễu Quốc gia là Viện chuyên khoa đầu ngành về Phong - Da liễu có chức năng 
2. Viện Da liễu Quốc gia có các nhiệm vụ: 
a) Nghiên cứu mô hình bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh thuộc chuyên ngành bệnh Phong và Da liễu: 
b) Đào tạo cán bộ 
c) Công tác khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng 
d) Chỉ đạo tuyến 
e) Hợp tác quốc tế 
C. Hệ thống tổ chức của Viện Da liễu hiện nay gồm khối các khoa phòng chức năng, các khoa lâm sàng và các khoa cận lâm sàng 
1. Các phòng chức năng 
a. Phòng tổ chức hành chính 
b. Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học 
c. Phòng hợp tác quốc tế 
d. Phòng chỉ đạo ngành 
- Xưởng giày dép chỉnh hình 
e. Phòng tài chính kế toán 
f. Phòng kế hoạch tổng hợp – quản trị - vật tư và thiết bị y tế 
g. Phòng y tế cơ quan 
2. Các khoa lâm sàng 
a. Khoa khám bệnh 
b. Khoa điều trị bệnh phong và laser – phẫu thuật 
i. Bệnh nhân phong nội trú 
ii. Vật lý trị liệu, UVA - UVB 
iii. Laser 
iv. Phẫu thuật 
v. Chăm sóc da thẩm mỹ 
c. Khoa điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em 
d. Khoa điều trị bệnh da nam giới 
3. Các khoa cận lâm sàng 
a. Khoa dược 
b. Khoa xét nghiệm 
i. Phòng vi sinh – nấm 
ii. Phòng giải phẫu bệnh 
iii. Phòng huyết thanh 
iv. Phòng sinh hóa – huyết học 
v. Phòng miễn dịch 
Ngoài ra, Viện còn có: 
- Đảng bộ 
- Công đoàn 
- Chi đoàn 
- Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội 
- Hội đồng thi đua khen thưởng 
- Hội đồng bảo hộ lao động 
- Hội động khoa học kỹ thuật 
- Hội đồng lương 
- Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học 
D. Thành quả đạt được 
Từ khi thành lập Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai cho tới nay là Viện Da liễu Quốc gia, Viện đã thực hiện và chỉ đạo được một số công việc nổi bật sau: 
1. Xây dựng màng lưới chuyên khoa: Cho tới nay 100% các tỉnh/thành (64/64) trong cả nước đều đã có cơ sở chuyên khoa Da liễu. Tuỳ theo điều kiện cụ thể về tổ chức biên chế cán bộ, theo địa dư và theo phương pháp quản lý của từng địa phương mà các cơ sở Da liễu ở từng địa phương mang những tên gọi khác nhau (Bệnh viện Da liễu; Bệnh viện Phong và Da liễu; Trung tâm Da liễu; Trạm Da liễu; tổ Da liễu nằm trong Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Y tế dự phòng, Trạm Da liễu), nhưng chức năng, nhiệm vụ công tác và mục tiêu hoạt động chuyên khoa đều thống nhất. 
2. Hợp tác quốc tế: 
Từ những năm đầu tiên, khi mới về tiếp quản khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai, Khoa đã nhận được sự giúp đỡ và hợp tác nghiên cứu khoa học của các nước xã hội chủ nghĩa : 
- Năm 1957-1958 : Đoàn chuyên gia Liên Xô (cũ) sang giúp ta phát hiện các bệnh hoa liễu ở Tây Bắc, Phát Diệm Ninh Bình và một vài thành phố và thị xã trên miền Bắc. Ŀồng thời chi viện cho chúng ta nhiều thuốc men và hoá chất phục vụ công tác này. 
- Từ năm 1959-1962 : 
 Bác sĩ Vulcan, chuyên gia Rumani sang hợp tác cùng Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai khám phát hiện và điều trị bệnh phong taị huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, huyện Vĩnh Tương tỉnh Vĩnh Phúc.
+ 
 Các chuyên gia : Kudela (Tiệp Khắc), Stoyanov Nitov (Bungari), Giáo sư Volgan Hofs (Cộng hoà Dân chủ Ŀức) sang hợp tác nghiên cứu khoa học và giúp chúng ta chống các bệnh Da liễu.
+ 
- Sau này, khi đất nước còn bị cấm vận, từ những năm 1977-1978, ngành Da liễu đã tạo được những mối quan hệ quốc tế ngày càng phát triển với nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) ở các nước như : Hà Lan, Nhật Bản, Bỉ, Anh, ĐĿức, Pháp, ý, Thuỵ Sĩ..., Tổ chức Y tế Thế giới (WHOs)... Mỗi tổ chức giúp chúng ta một vùng, gồm từ 1-2 ; 4-5 ; rồi 10 đến 12 tỉnh/thành phố, với đề án hợp tác, viện trợ thuốc men, phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe đạp...), tài liệu sách vở, kinh phí đào tạo cán bộ, giáo dục y tế, phục hồi chức năng, dạy nghề... và gửi cán bộ đi học tập, tham gia, dự hội nghị quốc tế và khu vực, góp phần nâng cao trình độ và uy tín của Ngành Da liễu, Viện Da liễu trên trường quốc tế. 
- Từ 1992 đến nay: 100% các tỉnh, thành có dự án hợp tác về công tác phòng chống Phong với các tổ chức quốc tế như: WHO, các Hội chống Phong các nước Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật, Nauy... Hàng năm, có hàng chục đoàn khách quốc tế và chuyên gia vào làm việc với Viện Da liễu. Viện đã hoàn thành kịp thời thủ tục phê duyệt dự án, chuyển kinh phí cho địa phương hoạt động và quyết toán với phía bạn, duy trì được các nguồn viện trợ hàng năm của các tổ chức gồm nhiều tỷ đồng. Nhiều đề án đặc biệt đã được thực hiện như với WHO là đề án Giám sát sau loại trừ bệnh Phong, tổ chức các lớp may, sửa chữa xe máy, học lái xe, nghề mộc... cho bệnh nhân phong và con em của họ. 
- Từ 2000 đến nay, ngoài hợp tác phòng chống phong, Viện Da liễu và các tổ chức quốc tế đã mở rộng thêm hợp tác trong lĩnh vực bệnh ngoài da và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là xây dựng được một đề án ủng hộ, trợ cấp miễn phí tiền ăn, tiền xét nghiệm cho bệnh nhân Phong và một số bệnh nhân điều trị nội trú bệnh da có hoàn cảnh khó khăn tại Viện (đề án Thuỵ sỹ). Một số cán bộ của Viện đã được tổ chức Y tế thế giới mời đi làm cố vấn tại các nước trong khu vực. Viện đã mở nhiều hội nghị quốc tế và mời các chuyên gia đầu ngành nước ngoài đến Viện để giảng dạy, hội chẩn trao đổi kinh nghiệm, tăng uy tín của Viện và ngành Da liễu Việt Nam trên trường quốc tế. 
3. Thành tựu bước đầu trong công cuộc chống bệnh phong : 
- Từ chỗ những năm trước đây ta chỉ có điều kiện điều trị bệnh phong bằng DDS đơn thuần (đơn hoá trị liệu). Từ sau ngày thống nhất đất nước, Ngành Da liễu nắm bắt được kịp thời những thông tin mới trên Thế giới về kỹ thuật, chẩn đoán, phân loại và điều trị bệnh phong từ năm 1983 đến nay. Ngành Da liễu đã chuyển sang dùng hoá trị liệu phối hợp (đa hoá trị liệu), giúp hiệu quả trị bệnh tăng nhanh gấp bội, nhanh chóng cắt được nguồn lây, hạn chế tàn tật trên bệnh nhân phong và đề phòng vi khuẩn phong kháng thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát rất thấp. Chỉ mới tính đến năm 1994, sau 10 năm thực hiện Đa hoá trị liệu (ĐHTL-MDT), tổng số bệnh nhân đã hoàn thành đa hoá trị liệu và đã được khỏi bệnh là 80.000 người / trên cả nước. 
- Trong công trình nghiên cứu dài hạn nhằm rút ngắn thời gian chữa khỏi bệnh phong hơn nữa bằng Ofloxacin của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam đã được chọn là một trong 7 Trung tâm lớn của toàn thế giới tham gia đề tài này. 
- Năm 1994, Thủ đô Hà Nội đã được chọn để đăng cai việc tổ chức một Hội nghị Quốc tế quan trọng bàn về việc khống chế và tiến tới thanh toán bệnh phong trên toàn cầu. Đã có hơn 150 đại biểu, các nhà khoa học về bệnh phong, 47 Bộ trưởng Bộ Y tế các nước sang Việt Nam cùng tham gia. Hội nghị đã ra được bản “Tuyên ngôn Hà Nội” khuyến cáo mọi quốc gia phấn đấu sớm loại trừ bệnh phong ra khỏii Y tế cộng đồng, đạt được như lời kêu gọi của Đại hội Y tế Thế giới tổ chức tại Genève năm 1991 là Hãy loại trừ bệnh phong ra khỏi nền y tế cộng đồng trên toàn thế giới vào năm 2000. 
- Từ năm 1995 : Chương trình phòng chống bệnh phong của Ngành Da liễu đã được Nhà nước nâng lên thành chương trình quốc gia. 
- Từ năm 1995-2006 : 
 Thực hiện chương trình y tế quốc gia về phòng chống bệnh Phong. Đã thực hiện thành công “Lo
+ại trừ bệnh Phong theo tiêu chuẩn WHO” vào năm 2000. 
 Tính đến hết năm 2006, có 37 tỉnh, thành trong cả nước đạt được loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam do Bộ Y tế ban hành năm 2002. (Tiêu chuẩn này cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới).
+ 
- Hàng năm giám sát hoạt động chống Phong của các tỉnh trong toàn quốc. 
- Chỉ đạo và thực hiện chương trình phòng chống tàn tật cho bệnh nhân Phong. 
- Thực hiện dự án hợp tác giữa phòng Chỉ đạo ngành với các Hội chống Phong Hà Lan (NLR), Bỉ, Đức. 
- Mở nhiều lớp tập huấn về chăm sóc bàn tay, bàn chân mất cảm giác, phòng tránh thương tích ở mắt bệnh nhân Phong cho cán bộ chuyên môn của các khu điều trị Phong và cán bộ làm công tác chống Phong. 
- Tập huấn nâng cao kiến thức về bệnh Phong cho cán bộ chuyên khoa tuyến huyện tại các tỉnh trong cả nước. 
- Tập huấn cho cán bộ chống phong tuyến tỉnh về chiến lược lồng ghép trong hoạt động chống phong giai đoạn mới. 
- Xây dựng các tài liệu và biểu mẫu theo dõi tàn tật cho bệnh nhân Phong, mẫu Báo cáo tình hình hoạt động da liễu hàng năm, bệnh án bệnh nhân Phong, sửa mẫu M2, M3 cho phù hợp với tình hình thực tế. 
- Hoàn thiện văn bản dưới luật hướng dẫn tổ chức công nhận loại trừ bệnh Phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam. 
- Phân phối thuốc chống Phong, thuốc bôi ngoài da phục vụ công tác khám phát hiện bệnh Phong cho các tỉnh/thành trong cả nước. 
- Giáo dục y tế toàn dân và tập huấn cho cán bộ y tế những kiến thức cơ bản về bệnh Phong ở những xã trọng điểm (xã có nhiều bệnh nhân Phong mới). 
- Hàng năm tổ chức giao ban 4 phòng Chỉ đạo ngành: Viện Da liễu Quốc gia, Bệnh viện Da liễu Tp Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hoà; Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quỳnh Lập. 
- Phân vùng dịch tễ bệnh Phong. 
4. Hoạt động phòng chống bệnh LTQĐTD: 
- Là tiểu ban Da liễu thuộc Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, Viện đã xây dựng Chương trình hành động phòng, chống các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đến năm 2010 trong khuôn khổ chương trình Y tế quốc gia phòng chống HIV/AIDS. 
- Hàng năm tập huấn cho các giảng viên tuyến tỉnh về quản lí, giám sát và điều trị các nhiễm khuẩn LTQĐTD. Giám sát thương qui các bệnh LTQĐTD tại các tỉnh theo qui định của Bộ Y tế. 
- Hoàn thành bộ tài liệu giảng dạy chuẩn quốc gia về quản lý bệnh LTQĐTD, các nhiễm khuẩn đường sinh sản cho chương trình chăm sóc sức khoẻ đường sinh sản của Bộ Y tế để thực hiện đào tạo trong hệ sản phụ khoa ở tuyến quận, huyện và xã, phường. 
- Hoàn thành tài liệu giảng dạy cho các giảng viên tuyến tỉnh về quản lý, giám sát và điều trị các nhiễm khuẩn  LTQĐTD trong dự án ADB. Hoàn thành hướng dẫn quản lý các bệnh LTQĐTD trong dự án “Cộng đồng phòng chống AIDS” tài trợ của Quĩ xoá đói giảm nghèo Nhật bản thông qua Ngân hàng phát triển châu á do Ban PC AIDS chủ trì. Lập kế hoạch và thực hiện phòng chống LTQĐTD với các tổ chức quốc tế: FHI, CDC, WHO, DFID. 
- Tham gia biên soạn tài liệu về chuẩn quốc gia điều trị nhiễm trùng cơ hội trong HIV/AIDS. 
- Xây dựng quyển Atlas bệnh lây truyền qua đường tình dục 
5. Công tác xuất bản và tuyên truyền, giáo dục y tế chuyên ngành: 
- Cuốn Nội san Da liễu được ra đời sớm nhất từ tháng 10/1950 và liên tục cho tới nay, cùng với cuốn Thông tin Da liễu được Tổng hội Y học Việt Nam xuất bản đều đặn trong mấy thập kỷ qua, đã góp phần không nhỏ vào công tác “đào tạo liên tục” trong đông đảo cán bộ chuyên khoa Da liễu. 
- Những sách chuyên đề về phổ biến khoa học đã được xuất bản với số bản tương đối nhiều như: “Một số kiến thức hiện đại về bệnh phong”, “Bệnh phong đầu phải nan y (Diễn Ca)”; “Tìm hiểu về bệnh Giang mai”, “Atlas bệnh lây truyền qua đường tình dục”, “Da tóc thường mắc những bệnh gì ?”; “Những bệnh nấm da thường gặp”, “Bệnh vảy nến”, “Những bệnh da có mủ”, “Bệnh da nghề nghiệp”, “Phục hồi chức năng trong bệnh phong” v.v... Mỗi đầu sách đã được Nhà xuất bản Y học in với chỉ số hàng ngàn cuốn và bán rộng rãi trong dân. Hàng chục bộ phim được ra đời kể cả phim truyện và phim đèn chiếu với những nội dung thiết thực nhằm giáo dục y tế về bệnh phong và hoa liễu cho nhân dân: (Ví dụ một vài tên phim có nhan đề: “Đâu phải nan y”; “Vẫn có ngày mai”, “Nga Sơn Thanh Hoá bệnh phong”, “Bản tình ca” nói về bệnh phong. Còn bộ phim “Trót dại” thì nói về bệnh hoa liễu, với hàng trăm bản đã được phát ra kèm theo hàng chục máy chiếu phim lưu động trên những địa bàn xa xôi hẻo lánh.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM DA DẦU


MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VIÊM DA DẦU:


Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định đến lượng dầu mà các tuyến bã nhờn tiết ra, đó là lý do vì sao cùng là da dầu nhưng người này nhiều, người kia lại ít. Nếu trong gia đình có nhiều người sở hữu làn da dầu thì chắc chắn da bạn bị dầu là do di truyền. Khi đó, việc hạn chế cũng như loại bỏ dầu trên da sẽ khó khăn. Tuy nhiên, với những người da bị dầu do di truyền, càng lớn tuổi, tuyến bã nhờn sẽ tiết ít dầu hơn và các hậu quả hay phiền toái do da dầu gây ra dần bớt nghiêm trọng đi.  

Hormone và sự mất cân bằng: Có một số loại hormone hoạt động trên các tuyến nhờn và kích thích chúng sản xuất lượng bã nhòn nhiều hơn mức bình thường. Bên cạnh đó mỗi người lại có một lượng hormone khác nhau vì vậy mức độ phản ứng với những loại hormone đó cũng khác nhau. Khi còn trẻ, lượng hormone giới tính có tên là Androgen tăng, những hormone này bên cạnh nhiệm vụ phát triển những thuộc tính về giới còn góp phần thúc đẩy hoạt động của các tuyến bã nhờn, khiến làn da sản xuất nhiều bã nhờn hơn và dễ ứ đọng lại trong lỗ chân lông. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta thường hay thấy mụn ở tuổi thanh thiếu niên. 


  Da dầu cần chăm sóc kỹ hơn bình thường  

Một số người gặp phải tình trạng da tiết nhiều dầu hơn khi mang thai, ở tuổi tiền mãn kinh hoặc khi sử dụng thuốc nội tiết… đó là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể đã một lần nữa kích thích các tuyến bã nhờn sản sinh nhiều dầu hơn mức bình thường.  

Mỹ phẩm: Nếu da bạn thuộc loại da dầu thì đương nhiên bạn phải tránh xa các sản phẩm gốc dầu hoặc có chứa dầu vì chúng sẽ làm các vấn đề cho dầu gây ra thêm trầm trọng. Ngoài việc chọn những sản phẩm chăm sóc dành riêng cho da dầu, bạn hãy tránh đụng vào những loại kem và lotion dạng trơn dính vì nó làm tăng độ dầu của da. Không nên dùng xà bông có hạt to hoặc sữa rửa mặt có lượng cồn cao bởi những sản phẩm này dễ gây rối loạn hoạt động của lớp màng bảo vệ tự nhiên trên da và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dầu chính là do da bị kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, do các biến động tâm sinh lý  và hóa học trên da và do sự miễn dịch trong cơ thể bị biến động gây dị ứng cho da.
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng và không lây lan nhưng thường diễn biến rất dai dẳng, dễ trở thành mãn tính và hay tái phát nên gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh.
Vì vậy khi điều trị chứng bệnh này, điều quan trọng nhất là em phải thật kiên trì tuân theo liệu trình mà các bác sĩ đã đặt ra. Khi uống hết thuốc thì phải đến khám lại ngay để có hướng điều trị tiếp cho đến khi khỏi hẳn mới thôi. Tuyệt đối không được bỏ dở giữa chừng vì như vậy không những khiến bệnh nhờn thuốc mà còn gây lãng phí công sức cũng như tiền bạc bỏ ra từ trước đến nay.
Trong trường hợp bệnh đã lây lan lên cả da đầu với những triệu chứng rất cực đoan như em mô tả trong thư thì kèm theo việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, em còn cần chú ý những điều sau:
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ những vùng da bị bệnh. Tuyệt đối không được cậy vảy trên da vì việc làm này sẽ làm tổn thương da nghiêm trọng và khiến tình trạng bệnh xấu đi nhanh chóng.
- Đừng vì thấy tóc bết nhanh mà gội đầu nhiều bởi làm vậy sẽ càng kích thích chất nhờn tiết ra nhiều hơn thôi. Tốt nhất là em chỉ nên gội đầu tối đa 2 ngày/lần thôi.
- Mách nhỏ  phương pháp khá hiệu quả trong việc hạn chế sự tiết chất nhờn ở mặt và da đầu đó là em có thể dùng nước cốt chanh pha với nước ấm vừa phải để rửa mặt hoặc gội đầu nhé!
Viêm da dầu là một bệnh da hay gặp nhất là vào mùa xuân hè, mùa đông. Chẩn đoán xác định bệnh trên lâm sàng không khó với tổn thương cơ bản là đám da đỏ phù nề trên có vảy da bóng mỡ và cơ năng ngứa rát. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Cho đến nay đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh như bôi mỡ corticoid, thuốc kháng nấm tại chỗ, uống và bôi Vitamin A acid, Zinc-pyrithion, hắc ín ... nhưng cũng chỉ cho kết quả tạm thời. Ở Việt Nam điều trị viêm da dầu cũng sử dụng nhiều phương pháp và một số bác sỹ cũng đã dùng Itraconazol đường uống nhưng kết quả ra sao, thời gian uống như thế nào thì cũng chưa có ai đánh giá, tổng kết. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài: “ nghiên cứu kết quả điều trị viêm da dầu ở người lớn bằng thuốc Đông y  nhằm đạt mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm da dầu ở người lớn bằng thuốc Đông y tại Viện nghiên cứu viêm da dầu đã cho ra kết quả điều trị đạt 85%.


Các lưu ý khi chăm sóc cho da dầu: Có nhiều nguyên nhân khiến da bạn bị dầu. Biết chăm sóc da đúng cách, bạn sẽ đẹp và tự tin hơn.
1. Nha đam: Đây là thành phần tự nhiên tốt cho da dầu. Bạn dễ tìm thấy chiết xuất nha đam trong các loại sản phẩm chăm sóc da có thành phần từ thiên nhiên. Song bạn nên tìm hiểu kỹ thương hiệu và chất lượng trước khi sử dụng.
2. Đất sét: Đắp mặt nạ bằng đất sét mỗi tuần hoặc hai tuần một lần sẽ giúp làm sạch da, nhưng bạn nên thử một phần trên da trước khi quyết định sử dụng. Lý do là một số đất sét có thể làm cho da bạn quá khô, mất hết chất dầu.

Nha đam có tác dụng rất tốt cho da dầu.
3. Làm se lỗ chân lông: Các nguyên liệu tự nhiên như chanh, dưa chuột hay mật ong có thể giúp giảm dầu nhờn trên da và làm se lỗ chân lông. Bạn có thể dùng chúng đắp mặt nạ vài lần trọng tuần cho da sáng và đẹp hơn.
4. Giữ ẩm: Da dầu cũng cần dưỡng ẩm. Sản phẩm dưỡng da giữ ẩm chất lượng cao sẽ giúp cho da bạn trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng sản phẩm có benzoyl peroxide, synthetic alcohol a-xít và paraben.
5. Hạn chế dùng các loại mỹ phẩm trang điểm, chăm sóc da không làm từ thiên nhiên. Một số thành phần hóa học trong các loại mỹ phẩm có thể dễ và gây kích ứng da. Chúng khiến da càng tiết nhờn nhiều hơn.
6. Nước tinh khiết: Nước máy có thành phần hóa học và nhiều tạp chất. Bạn có thể sử dụng nước tinh khiết rửa mặt giúp an toàn cho da dầu.
7. Dinh dưỡng: Rau và trái cây như dứa, đu đủ, bơ cung cấp chất xơ cho cơ thể. Các loại rau như súp-lơ, cải bẹ có khả năng đào thải lượng estrogen dư thừa và cân bằng hormone. Những thức ăn trên giúp điều hòa tình trạng tiết nhờn.
Ngược lại, các thực phẩm như bơ, sữa, thịt đỏ có từ động vật sẽ làm gia tăng lượng dầu. Nếu ăn nhiều các loại này, da có thể dễ bóng nhờn hơn.
Thông tin được cung cấp bởi:
GS. TS: Thành Nam


HẬU QUẢ CỦA BỆNH VIÊM DA DẦU

HẬU QUẢ CỦA VIÊM DA DẦU




Viêm da chính là một phản ứng của da trước các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ quá  nóng hoặc quá lạnh, các sang chấn cơ học và hóa học trên da hoặc các loại kháng nguyên gây dị ứng cho da.
Mặc dù các bệnh viêm da đều không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và không lây lan nhưng thường diễn biến rất dai dẳng và gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh.

Da là một cơ quan đặc biệt, bao phủ hầu hết bề mặt của cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân kích thích từ bên ngoài. Viêm da (còn được gọi là chàm hoặc eczema) là một trong những biểu hiện bệnh lý ở da thường gặp nhất. Đây là một nhóm gồm nhiều loại bệnh với các nguyên nhân khác nhau, đặc trưng bởi tình trạng viêm nông trên bề mặt của da, gây ra các biểu hiện ngứa, nề đỏ, nổi mụn nước, khi vỡ gây tiết dịch và đóng vảy, hay gặp nhất là viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da dầu, viêm da thần kinh, tổ đỉa và đỏ da toàn thân. Biến chứng thường gặp của tất cả các bệnh viêm da này là dày da do gãi nhiều và nhiễm trùng tại các vết trợt loét.
Một số dạng viêm da thường gặp nhất:



Viêm da tiếp xúc: Là dạng viêm da gây ra do sự tiếp xúc trực tiếp của da với một số kích thích từ môi trường như thuốc, hóa chất, sơn, cao su, các kim loại nặng hoặc ánh sáng. Hai cơ chế chủ yếu gây viêm da tiếp xúc là cơ chế dị ứng và cơ chế kích ứng. Trong cơ chế thứ nhất, phản ứng viêm da được khởi động do vai trò của phức hợp kháng nguyên – kháng thể, còn trong cơ chế thứ hai, phản ứng viêm da gây ra do độc tính trực tiếp trên da của một số hóa chất như kiềm, axit hoặc một số loại dung môi. Ban đỏ trong viêm da tiếp xúc thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh từ 4-24 giờ, rất ngứa, giới hạn ở vùng tiếp xúc và có ranh giới khá rõ. Vị trí tổn thương thường gợi ý rất nhiều cho việc xác định nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc. Xác định và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh là biện pháp quan trọng nhất trong điều trị và dự phòng viêm da tiếp xúc.



Viêm da cơ địa: Là một trong những bệnh lý ở da hay gặp nhất, thường xuất hiện ở những người có cơ địa mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn... Hơn 90% các trường hợp bệnh khởi phát ở trẻ dưới 5 tuổi và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nguyên nhân gây bệnh chính xác không được biết nhưng một số yếu tố có thể làm cho bệnh nặng lên như sang chấn tâm lý, thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm trong không khí, nhiễm trùng da hoặc mặc quần áo gây kích ứng da. Ở trẻ em, ban đỏ và mụn nước thường xuất hiện ở mặt, da đầu, vùng quấn tã, bàn tay, bàn chân, cẳng tay, cẳng chân. Ở người lớn, ban đỏ thường chỉ tái diễn ở một vài vị trí, chủ yếu là ở cánh tay, bàn tay, khuỷu tay và khoeo chân. Ban đỏ trong viêm da cơ địa rất ngứa. Viêm da cơ địa không thể điều trị khỏi, dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 và mỡ corticosteroid bôi tại chỗ giúp giảm khá tốt biểu hiện ngứa. Corticosteroid đường toàn thân chỉ nên sử dụng trong những trường hợp bệnh dai dẳng. Lưu ý giữ ẩm da, tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng da và các tác nhân làm nặng bệnh.

Viêm da dầu: Là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng bong vảy ở mặt và da đầu. Viêm da dầu thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi hoặc ở người lớn trên 30 tuổi, bệnh thường gặp hơn ở nam giới, có tính gia đình và nặng lên vào mùa lạnh. Viêm da dầu thường xuất hiện từ từ, gây ra vảy gầu khô và dính ở da đầu, đôi khi gây ngứa và không làm rụng tóc. Trong những trường hợp nặng, vảy da có thể xuất hiện ở sau tai, trong ống tai, cung lông mày, sống mũi, quanh mũi, ngực hoặc vai. Vảy ở da đầu có thể được điều trị với các loại dầu gội ngứa pyrithion kẽm, selenium sulfid, salicylic acid, lưu huỳnh hoặc ketoconazol. Những trường hợp có vảy dày cần được điều trị bằng các loại kem có chứa corticosteroid hoặc salicylic acid. Việc điều trị thường phải kéo dài nhiều tuần, nếu sau khi ngừng điều trị mà bệnh tái phát thì việc điều trị có thể bắt đầu lại từ đầu. Lưu ý khi dùng các loại kem chứa corticosteroid cho tổn thương ở da mặt hoặc cho trẻ em, nên ưu tiên sử dụng những loại có tác dụng nhẹ như hydrocortison, dexamethason.

Đỏ da toàn thân: Là một phản ứng viêm nặng gây đỏ da, nứt kẽ và bong tróc da toàn bộ cơ thể. Thuốc là nguyên nhân chủ yếu gây đỏ da toàn thân, gặp nhiều nhất thường do các thuốc penicillin, sulfonamid, isoniazid và barbiturat. Đỏ da toàn thân cũng có thể là một biến chứng nặng của một số bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da liên cầu hoặc là biểu hiện của một số bệnh ác tính về máu. Đỏ da toàn thân có thể khởi phát nhanh hoặc chậm, da lúc đầu thường đỏ và căng, sau đó trở nên dày và bong tróc, đôi khi có rụng tóc và móng. Bệnh nhân thường ngứa nhiều, có thể bị sốt hoặc hạ thân nhiệt, da có thể bị nứt kẽ và tiết dịch, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Việc điều trị cần được tiến hành sớm trong bệnh viện, các biện pháp chủ yếu là dự phòng nhiễm trùng bằng kháng sinh, tăng cường bù dịch và bổ sung dinh dưỡng. Các loại corticosteroid đường toàn thân như prednison, prednisolon được dùng trong những trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng với các điều trị khác. Loại trừ nguyên nhân gây bệnh cũng là biện pháp hết sức quan trọng.

Viêm da thần kinh gây ra do tình trạng gãi hoặc chà xát kéo dài tại một vị trí.Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20-50. Nguyên nhân đầu tiên gây ngứa thường do viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng, nhưng sau khi nguyên nhân đã được giải quyết, người bệnh vẫn tiếp tục gãi ở vị trí cũ (có thể do yếu tố tâm lý). Bản thân động tác gãi có thể làm ngứa tăng lên và càng thúc đẩy người bệnh gãi, hậu quả là làm cho vùng da tại chỗ trở nên dày và nâu sạm (liken hóa). Những đám da này có ranh giới tương đối rõ, thường nằm ở da đầu, cổ, cổ tay, vai, cánh tay và cổ chân. Việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Cắt ngắn móng tay, mang găng cao su và hạn chế tối đa động tác gãi là điều hết sức quan trọng. Các loại kem hoặc mỡ cortisteroid bôi tại chỗ có tác dụng tốt giúp làm mềm da. Sử dụng các thuốc an thần hoặc gây ngủ có thể giúp giảm động tác gãi khi ngủ.

Tổ đỉa: Là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng nổi mụn nước, ngứa ở gan bàn tay và mặt bên của các ngón chân, đôi khi ở gan bàn chân. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, một số yếu tố có thể làm bệnh nặng lên như căng thẳng về tâm lý, tiếp xúc với các kim loại như niken, crôm, coban. Mụn nước của tổ đỉa thường có màu đỏ, rất ngứa, tiết nhiều dịch và có thể đóng vảy dày. Bệnh thường tiến triển từng đợt kéo dài 2-3 tuần. Điều trị bằng cách đắp gạc ướt tẩm kali permanganat hoặc nhôm acetat có thể giúp giảm triệu chứng. Các loại corticosteroid bôi tại chỗ tác dụng mạnh như fluocinolon, clobetason propionat có hiệu quả khá tốt trong đợt cấp của bệnh.

Thông tin được cung cấp bởi:
GS.BS  Phạm Na

MẸO NHỎ CHĂM SÓC DA DẦU



Chăm sóc da ngày hè đã khó, chăm sóc da nhờn còn khó hơn vì da nhờn không chăm sóc tố dễ bị mụn, lại còn làm giảm tự tin của teen. Tuy nhiên không phải không có cách khắc phục. Những mẹo nhỏ rất mới dưới đây rất đơn giản thui, nhưng lại giúp bạn ngăn ngừa và khắc phục da nhờn cực kì hiệu quả đó nhá! 


- Giấy thấm dầu và phấn bột là giải pháp nhanh nhất khắc phục tình trạng làn da bóng nhờn. Dùng giấy thấm áp vào trán, cằm và mũi, hai bầu má trong một vài giây. Chỉ nên thấm nhẹ, không cọ sát vì sẽ làm bít lỗ chân trong trên da. Hoặc thoa phấn bột mịn lên khắp làn da nhằm che giấu độ nhờn của da.


- Các giải pháp tự nhiên như hỗn hợp nước chanh vắt và lá chanh xay nhuyễn, đắp lên da khoảng 15 phút rồi rửa sạch. Hoặc dùng gel của cây nha đam trộn với ít sữa chua, massage đều đặn lên da cũng làm da hết nhờn.

 - Xông hơi cho da mặt. Nấu một ấm nước sôi, đưa mặt hứng lấy hơi nước bốc lên. Sau cùng chà viên nước đá lên mặt giúp làm se lại lỗ chân lông. Thực hiện 1 – 2 lần mỗi tuần.

- Mặt nạ bùn non cũng hiệu quả với việc điều trị da nhờn.

- Giấm ăn giúp ngăn ngừa da nhờn hữu hiệu. Thoa giấm lên da và massage đều đặn nhằm tẩy tế bào chết và ngăn cản tuyến dầu tiết ra dưới da.
- Chỉ rửa mặt khoảng 2 lần mỗi ngày khi là da nhờn.

Da nhờn khiến mặt bạn trông bóng nhẫy, và là cội nguồn phát sinh mụn nhọn, trứng cá. Tham khảo cách chăm sóc dưới đây, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
1. Chọn sữa rửa mặt đúng
Chọn loại sữa rửa mặt chứa 2% axit salicylic, giúp phá vỡ dầu trong các lỗ chân lông mà không làm mặt bị khô quá.
2. Đừng keo kiệt với kem chống nắng
Thật ngạc nhiên là một lượng vừa đủ kem chống nắng (một thìa canh dùng đủ cho mặt), lại giúp kiểm soát dầu và độ bóng trên mặt. Chọn loại chứa kẽm hoặc ôxit titan có khả năng hấp thụ dầu, hoặc chứa cồn biến tính, sẽ khiến da mặt không bị bóng (chọn loại trên nhãn có chữ "alcohol denat" hoặc "SD alcohol 40 ").
3. Vứt bỏ lớp phấn nền trên mặt
Lớp phấn nền không chỉ khiến mặt bạn nặng trịch trong thời tiết nóng nực, nó sẽ chảy vào các lỗ chân lông và bít chúng lại, và chúng sẽ tiết ra nhiều dầu hơn.
Hãy chọn loại kem làm ẩm nhẹ chứa silicone. Nó sẽ tạo thành một lớp bảo vệ trên da, giữcho lớp trang điểm không bị trôi chảy. Bạn cũng có thể dùng loại phấn nền dạng bột khoáng, nó sẽ hút lớp dầu thừa giống như một miếng bọt xốp.
4. Cảnh giác với vài loại đồ ăn
Đồ uống có cồn và thức ăn cay nóng có thể tốt trong một đêm nóng bỏng. Nhưng chúng chẳng có ích lợi gì với làn da bạn, chúng làm giãn các mạch máu và khiến bạn đổ mồ hôi. Hạn chế đồ uống có cồn, ăn đồ ăn cay nóng không quá tuần một lần, và tăng cường ăn cà rốt, cải bó xôi, hay dưa đỏ – những thực phẩm giàu vitamin A loại này sẽ làm chậm việc tiết dầu.
5. Trở thành chuyên gia về mặt
Bạn có thể tự làm ở nhà những việc sau:
- Lột mặt tuần một lần.
- Tự đắp mặt nạ: chọn loại mặt nạ chứa sét hoặc axit salicylic, là những thứ có thể tạm thời giảm sự tiết dầu trên da.
- Nếu da mặt bạn vẫn bóng lộn, hãy chọn loại mạnh hơn. Thay vì lột mặt thông thường, hãy thử bằng loại chứa axit salicylic hoặc axit glycoic. Đắp mặt nạ cách khoảng một ngày sau đó để tránh làm khô da.
6. Giảm nhẹ việc dùng kem ban đêm
Nếu bạn thường sử dụng kem, hãy chuyển sang loại lotion; nếu đang sử dụng lotion, hãy chuyển sang sữa thủy hợp (hydrating serum). Dù là loại nào, hãy đảm bảo sản phẩm đó có chứa axit salicylic hoặc axit glycoic, cafein thu nhỏ lỗ chân lông hoặc niacinamide chống viêm. Và nhớ là đừng bao giờ dùng cho mũi, bởi ở đó đã quá đủ tuyến dầu rồi.
7. Dùng giấy thấm dầu
Giấy thấm dầu sẽ khiến dầu không loang ra, và bạn có thể tái sử dụng.

Trang điểm thế nào với da nhờn ngày hè
Đặc điểm chung của da nhờn là lỗ chân lông to, khiến mặt thường bóng loáng dầu nhờn do các acid béo tự do hoạt động mạnh. Nhưng nếu bạn biết cách chăm sóc thì da sẽ rất đẹp do da có độ đàn hồi tốt, quá trình lão hoá da sẽ chậm lại.

Hãy chú ý dành cho da một chế độ chăm sóc thật hợp lý nhé!

Nên

- Nên rửa mặt thường xuyên, từ 3 - 4 lần/ngày để giữ da mặt luôn sạch sẽ. Đừng quên đeo khẩu trang khi ra đường. Bụi bẩn bám trên da mặt nếu không được làm sạch kịp thời sẽ càng dễ nổi mụn.

Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng sữa rửa mặt dùng cho da dầu (cleaning gel oily skin) để da luôn được sạch và thông thoáng. Có thể hỗ trợ thêm bằng nước toner để hạn chế độ nhờn và giảm độ giãn nở của các lỗ chân lông.

Sau đó bạn dùng các loại mặt nạ làm sạch sâu để lấy đi mụn đầu đen. Bạn nên dùng các loại mặt nạ từ thiên nhiên như dưa leo, cà chua… Tiếp đó bạn hãy thoa loại kem giúp cho làn da mềm mại hơn ở những vùng ngoài khu chữ T.

Khi trang điểm bạn hãy chọn loại kem nền và kem lót dùng cho da dầu, với công thức 100% loại bỏ dầu.

- Cần phải thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm trang điểm và càng phải làm sạch da hàng ngày. Da nhờn không sợ tính kiềm, do vậy có thể sử dụng loại mỹ phẩm có tính kiềm cao.

- Nên tăng cường uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế đồ ngọt, mỡ.

Không nên

- Da nhờn rất nhạy cảm. Việc thường xuyên nặn mụn hay sử dụng không đúng loại mỹ phẩm càng làm tuyến nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn. Da bạn sẽ càng trở nên nhờn và xỉn màu. Khi mụn xuất hiện, tuyệt đối không tìm cách nặn mà nên dùng các loại thuốc hoặc mỹ phẩm có tác dụng trị mụn. Nếu mụn nhiều một cách bất thường và khó chữa, hãy tìm nhờ tới sự giúp đỡ của bác sỹ.

Và nên dùng sữa rửa mặt vì sữa rửa mặt tốt hơn xà phòng. Sữa rửa mặt không hút hết chất ẩm trong da mà chỉ loại bỏ bụi bẩn, chất dầu trên da. Khi rửa, nhớ dùng các ngón tay xoa nhẹ. Rửa mặt bằng nước ấm giúp lỗ chân lông thông thoáng, đồng thời không làm khô da.

- Da dầu cũng cần giữ ẩm vì thế, bạn không nên dùng các sản phẩm có tính tẩy nhờn quá mạnh. Nó sẽ khiến da bạn trở nên khô ráp.

- Khi trang điểm, nên thoa một lượng kem dưỡng ẩm vừa phải, đợi một lát cho kem thấm vào da. Dùng khăn giấy lau thật nhẹ để thấm bớt lượng kem thừa. Như vậy da bạn sẽ không bị bóng sau khi trang điểm.

- Đừng quên mang theo giấy thấm dầu khi bạn đi làm cả ngày ở công sở.

- Đồ uống có cồn và thức ăn cay nóng sẽ làm giãn các mạch máu và khiến bạn đổ mồ hôi. Hạn chế đồ uống có cồn, ăn đồ ăn cay nóng không quá tuần một lần, và tăng cường ăn cà rốt, cải bó xôi, hay dưa đỏ - những thực phẩm giàu vitamin A loại này sẽ làm chậm việc tiết dầu.
(St)


                     


BÍ QUYẾT NGĂN NGỪA DẦU MÙA HÈ



Các quan niệm sai lầm về da dầu
Những quan niệm sai đã đã khiến việc cham soc da dầu càng tồi tệ hơn

• Da dầu không cần kem dưỡng ẩm
• Da dầu phải được rửa sạch nhiều lần trong ngày.
• Da dầu cần bị triệt sạch bằng chất benzoyl peroxide (chất kháng sinh thường dùng trị mụn)

• Da dầu nên sử dụng toner (nước hoa hồng) có tính chất cồn.
Nếu bạn hiểu rõ làn da của mình hoạt động như thế nào, biết được những ưu điểm của da dầu, bạn sẽ có thể kiểm soát và giúp làn da của mình luôn rạng rỡ và trẻ trung.

Vì sao da dầu cần kem dưỡng ẩm?

Cũng giống như bất kỳ loại da khác - da nhờn cần một loại kem dưỡng ẩm tốt và phù hợp
 320074_292498710770238_159280254092085_1
Người ta thường nghĩ rằng da dầu luôn nhờn nên không cấn dưỡng ẩm thêm nữa, nhưng thực tế là vào những lúc thời tiết oi bức hay giữa trưa nắng hè, làn da dầu lại có khả năng bị khát nước trầm trọng. Bạn biết không, ngay cả khi mỗi ngày bạn uống rất nhiều nước, nhưng lượng nước này sẽ được ưu tiên cung cấp đến các cơ quan thiết yếu của cơ thể trước tiên, sau đó cơ quan da mới nhận được.
Vì vậy, các loại kem dưỡng ẩm lý tưởng cho da nhờn là thành phần dạng nước và chứa acid hyaluronic (HA). Có thể ở dạng lotion hoặc serum, nhưng serum thường phù hợp hơn. Chất HA lúc này sẽ giữ vai trò như một chiếc nam châm hút nước và sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để nhận được độ ẩm cần thiết cho da nhờn dầu.
Không thể thiếu bước tẩy da chết!

Một thách thức khác gắn liền với da nhờn  đó là lỗ chân lông rất dễ bị tắc nghẽn.
374949_292497687437007_159280254092085_1

Sự tắc nghẽn này ngăn chặn lượng dầu tự nhiên trên da và các thành phần bôi trơn từ lớp da bên ngoài thẩm thấu vào. Do đó, da bạn sẽ cảm thấy khô và thô ráp. Nó cũng khiến các tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn để  tạo nên lớp bôi trơn da, nhưng điều này vô tình lại làm da càng dầu thêm.

Vì vậy hãy nhớ rằng, đối với da dầu, để kem dưỡng ẩm có thể phát huy tác dụng, bạn cần phải kết hợp bước tẩy tế bào chết trong chế độ chăm sóc da của bạn - ít nhất là một hoặc hai lần mỗi tuần.

Một số lựa chọn tẩy tế bào chết tuyệt vời bao gồm:

• Mặt nạ đất sét.

Nếu chọn một mặt nạ đất sét, hãy bắt đầu làm mềm lỗ chân lông bằng khăn nóng trước khi thoa lớp mặt nạ. Điều này sẽ giúp kích thích lưu thông, đất sét sẽ đóng vai trò hút các chất bẩn khiến da bị tắt nghẽn.

• Mặt nạ tẩy da chết từ Acid Trái cây

Vỏ trái cây có chất acid tự nhiên (Alpha-hydroxy hay AHA và beta-hydroxy hay BHA) sẽ giúp làm sạch lỗ chân lông bị tắt nghẽn, giảm thiểu kích thước và giúp kem dưỡng thẫm thấu tốt hơn. Ngoài ra, rửa sạch da bằng sản phẩm kết hợp thành phần AHA hoặc BHA hàng ngày sẽ giúp da sáng mịn hơn.

• Mặt nạ Enzyme

Một phương pháp tẩy da chết hiệu quả đó là mặt nạ từ enzyme papain (từ trái đu đủ) hoặc bromelain (từ dứa). Bạn có thể tự làm mặt nạ tại nhà bằng đu đủ hoặc dứa xay nhuyễn. Cũng có thể dùng Bí đỏ vì loại quả  này giàu enzyme tự nhiên rất tốt cho thanh tẩy da.

Một số điều lưu ý khi chăm sóc da dầu

■Không rửa da bằng xà bông (soap)
■Không dùng sữa rửa mặt chứa benzoyl peroxide.
■Không dùng nước toner dạng cồn
Tuy có thể lúc đầu bạn sử dụng những sản phẩm này, da có vẻ thông thoáng và sạch nhờn dầu, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thôi, sau đó thì nó sẽ kích thích các tuyến dầu để bù đắp lượng dầu bị mất đi trên da của bạn.

Mẹo nhỏ chăm sóc cho làn da dầu của bạn:
1. Buổi sáng, hãy rửa sạch da bằng sửa rửa mặt không chứa sulfate, hoặc có thành phần AHA hoặc BHA tự nhiên. Sau đó hãy dùng kem dưỡng ẩm hoặc serum chứa thành phần HA
 386709_292494870770622_159280254092085_1
2. Tẩy da chết 1hoặc 2 lần/ tuần. Hãy lựa chọn loại mặt nạ phù hợp nhất cho bạn – có thể làm mặt nạ đất sét, vở enzyme hoặc mặt nạ từ acid vỏ trái cây acid (với AHA hoặc BHA).
3. Ban đêm, dùng sửa mặt và kem dưỡng ẩm giống ban ngày.

NGHIÊN CỨU VIÊM DA DẦU Ở NGƯỜI LỚN




          Viêm da dầu (seborrheic dermatitis) là bệnh da mạn tính thường gặp với biểu hiện dát đỏ, ngứa và vảy da bóng mỡ xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến bă hoạt động. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuổi dậy th́ và độ tuổi ngoài 50, nam gặp nhiều hơn nữ [56]. Bệnh thường gặp, trên thế giới viêm da dầu chiếm 1-3-5% dân số [33], [36], [77].
          Tác nhân gây bệnh viêm da dầu c̣n đang tiếp tục được nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu nói đến vai tṛò của nấm Malassezia furfur [49], [85], [73]. Ngoài nấm Malassezia, nhiều yếu tố khác cũng được đề cập đến trong bệnh viêm da dầu như yếu tố miễn dịch, tình trạng da dầu, hormon, chế độ ăn có nhiều chất béo, rượu, bia, stress, sử dụng thuốc, mỹ phẩm có chứa cồn gây khô da và yếu tố di truyền cũng được đề cập. Tỷ lệ bệnh cao hơn và nặng hơn ở những bệnh nhân có tổn thương hệ miễn dịch, đặc biệt bệnh nhân HIV và bệnh nhân AIDS có tỷ lệ VDD 30-80% [26], ở bệnh nhân Parkinson là 18-50% [31].
          Bệnh thường diễn biến dai dẳng, và có đợt bùng phát. Bệnh gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lư của bệnh nhân. Hiện nay, chẩn đoán viêm da dầu trên lâm sàng không khó nhưng việc điều trị c̣n gặp nhiều khó khăn.
            Trước đây cũng như hiện nay người ta dùng nhiều phương pháp để điều trị viêm da dầu như: sử dụng thuốc bạt sừng, corticoid tại chỗ, kháng nấm tại chỗ hoặc toàn thân, zinc pyrithion, pimecrolimus, hắc ín, vitamin A acid, ... nhưng các phương pháp được dùng phổ biến nhất là sử dụng corticoid, thuốc chống nấm bôi tại chỗ hoặc phối hợp cả 2 [9], [14], [60], [78], [79]. Sử dụng cor ticoid để điều trị làm giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng, nhưng khi sử dụng kéo dài gây nhiều tác dụng phụ như teo da, giăn mạch,  trứng cá do thuốc, bệnh tái phát nhanh …. [32].
Các thuốc ức chế Calcineurin là thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng chống viêm mà không gây các tác dụng phụ như khi sử dụng corticoid kéo dài. Trên thế giới đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của các chất ức chế Calcineurin trong điều trị viêm da dầu.
          Ở Việt Nam, tuy đă có một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến sự phát sinh, phát triển bệnh viêm da dầu, điều trị VDD bằng ketoconazol, corticoid bôi tại chỗ [5], [7], nhưng sử dụng Vitamin A axit kết hợp với bôi mỡ Tacrolimus làm giảm tiết chất bă và ức chế miễn dịch sẽ tác động vào 2 cơ chế bệnh sinh quan trọng của viêm da dầu để điều trị VDD th́ chưa có nghiên cứu nào được tiến hành. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm đạt được 2 mục tiêu sau:
1.     Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm da dầu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.





Chương 1

          Viêm da dầu là t́nh trạng viêm da mạn tính, thường xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến bă hoạt động. Bệnh được biểu hiện là các vảy da và các dát đỏ ranh giới không rơ và h́nh thái lâm sàng phong phú.
VDD được biết đến từ rất lâu với nhiều tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam, trước đây viêm da dầu thường được gọi là chàm da dầu, chàm da mỡ.
          Nhiều tác giả cho rằng VDD thuộc nhóm chàm nội sinh và được cho là một bệnh da thường gặp nhất cho dù ít có công tŕnh về dịch tễ bệnh được công bố [59], [62].    
          Viêm da dầu thường gặp và nặng hơn ở những người có tổn thương hệ thống miễn dịch: người nhiễm HIV, Parkinson, Amyloid gia đ́nh, viêm đa dây thần kinh [15], [31].
           Các stress thần kinh có thể là một trong những yếu tố khởi phát hay làm cho bệnh nặng lên [12], [50], [56].
Tình hình viêm da dầu ở trên thế giới và Việt Nam:
          + Theo Hyattsville:  thống kê của các bác sỹ da liễu cho thấy tỷ lệ VDD trong dân số Hoa kỳ được phát hiện bằng khám lâm sàng là 2,8%-11,6% (2,6% nam, 3% nữ). Tỷ lệ VDD thấp nhất ở trẻ em <12 tuổi (<1%) và cao nhất ở độ tuổi 35-44 (4,1%) [38].
+ Theo Rook: tỷ lệ VDD ở Mỹ chiếm 1-3% dân số và khoảng 3-5% ở người lớn, trong đó mức độ nhẹ và gầu ở da đầu thường gặp hơn. Ở những người HIV/AIDS viêm da dầu gặp với tỷ lệ cao, khoảng 85% [62].
+ Theo Furue M: nghiên cứu ở 190 pḥng khám Da liễu ở các trường đại học, bệnh viện công và bệnh viện tư nhân thấy rằng: tỷ lệ VDD là 3,28%, bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ (58,8% và 41,2%), tuổi thường gặp nhất của VDD là độ tuổi từ 70-80 tuổi [33].
+ Bệnh gặp ở mọi chủng tộc, nam gặp nhiều hơn nữ. [33],
+ Thường khởi phát ở tuổi dậy th́, nhưng tỉ lệ thường thấy nhất là độ tuổi 40-60 [56], [62], [65], [76].
+ Bệnh tăng về mùa đông và đầu xuân, giảm vào mùa hè [14], [35], [40], [56], [64].
Ở Việt Nam theo Lê Anh Tuấn (2006) tỷ lệ bệnh nhân VDD đến khám tại pḥng khám BVDLTW là 1,51%, lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất từ 20 - 49, thường thấy ở những người da dầu, hay kèm theo bệnh trứng cá [7].
Mặc dù có nhiều yếu tố liên quan đến VDD được xác định, nhưng cơ chế bệnh sinh của bệnh cho đến nay vẫn c̣n chưa rơ ràng. Độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao gợi ư về vai tṛ của nội tiết tố trong tiến triển của bệnh. Tổn thương của VDD chủ yếu ở vùng tuyến bă hoạt động nhiều gợi ư đến vai tṛ của lipid trong cơ chế bệnh sinh. Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 30 bệnh nhân VDD và 60 bệnh nhân nhóm chứng cho thấy hàm lượng lipid ở da trán của bệnh nhân VDD cao hơn có ư nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p=0,0001) [12]. Mặt khác, sự cải thiện về mặt lâm sàng khi điều trị VDD bằng các chất chống viêm và bạt sừng đă gợi ư sự tăng sinh của các tế bào sừng đóng vai tṛ trong cơ chế bệnh sinh của bệnh VDD.
Malassezia là loài nấm men ái mỡ, sống kư sinh trên da b́nh thường ở những vùng tiết nhiều chất bă của cơ thể. Người ta đă chứng minh vai tṛ rơ ràng của Malassezia trong một số bệnh da như: lang ben, viêm nang lông.
Giả thuyết về vai tṛ của Malassezia đối với VDD càng mạnh mẽ khi thấy hiệu quả của các thuốc chống nấm trong điều trị bệnh [8], [28], [36], sự giảm số lượng Malassezia sau khi điều trị và trong mỗi đợt bệnh tái phát có sự tái nhiễm của Malassezia. Các nghiên cứu trên thế giới thấy rằng, điều trị VDD bằng thuốc chống nấm làm giảm số lượng Malassezia do đó làm cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh [68], [77].
Các nghiên cứu về Malassezia ở bệnh nhân VDD đều cho thấy rằng, vai tṛ đặc biệt của nấm men trong cơ chế bệnh sinh của VDD. Nghiên cứu của Bergbrant (1991) bằng cách nuôi cấy P. ovale từ 30 bệnh nhân VDD và 60 bệnh nhân khỏe mạnh cho thấy rằng không có sự khác nhau về số lượng Malassezia ở 2 nhóm, và ông kết luận rằng VDD không do sự phát triển quá mức của loài Malassezia [12], Sandström Falk MH cũng đưa ra kết luận tương tự khi nghiên cứu trên 16 bệnh nhân VDD và 31 người khỏe mạnh [66]. Tuy nhiên, Tajima và cs (2008) nghiên cứu trên 31 bệnh nhân VDD đưa kết luận rằng ở vùng da bị tổn thương (93,5%) có số lượng Malassezia cao gấp 3 lần so với ở vùng da không bị tổn thương (61,3%) [73]. Zaidi Z và cộng sự cho thấy ở người b́nh thường Malassezia chiếm 40%, trong khi tỷ lệ này ở bệnh nhân viêm da dầu là 82% [85]. Nghiên cứu của H.Ruth Ashbee cho thấy các tỷ lệ tương ứng là 46% và 83% [10]. Đặc biệt nghiên cứu của Zaidi Z cho thấy ở những người b́nh thường mật độ Malassezia có chỉ số 1+, trong khi bệnh nhân viêm da dầu ở mức 2+, 3+ hoặc 4+ và các mức độ này tương đương với mức độ trầm trọng của bệnh nhẹ, trung b́nh và nặng. Điều này cho thấy mật độ Malassezia có liên quan đến mức độ nặng, nhẹ của bệnh viêm da dầu [85]. Các chuyên gia đều kết luận rằng Malassezia có mối quan hệ đặc biệt với tổn thương ở bệnh nhân VDD, nhưng vai tṛ cụ thể của loài nấm này trong cơ chế bệnh sinh của VDD như thế nào th́ vẫn chưa được rơ ràng.

          Thượng b́ là một lớp biểu mô sừng lát gồm 4 lớp tế bào: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sừng, riêng ḷng bàn tay bàn chân thượng b́ c̣n có thêm lớp sáng. Lớp đáy là lớp tế bào sinh sản, sản xuất ra các tế bào mới để thay thế các tế bào biệt hóa dần lên các lớp tiếp theo của thượng b́. Cùng với sự chu chuyển này các tế bào dần thoái hóa, mất nhân và dẹt lại. Khi lên đến lớp tế bào trên cùng các tế bào sừng dẹt lại không có nhân, không có bào quan tạo thành từng lớp, từng lớp gọi là các lá sừng. Các lá sừng này bong dần ra theo thời gian [1], [2], [83]. B́nh thường mất 28 ngày từ lớp đáy sẽ biệt hoá dần lên đến lớp sừng [77].
          Theo W.Steven Pray, sự tăng bất thường quá tŕnh thay thế và bong ra của các tế bào thượng b́ là nguyên nhân gây nên vảy da dầu và gầu [83]. Trong viêm da dầu thời gian này là 9-10 ngày, trong gầu thời gian này là 13-15 ngày.
          Tuy nhiên, cơ chế này không giải thích được hiện tượng viêm trong bệnh viêm da dầu.
Các giả thuyết dựa trên nghiên cứu miễn dịch về VDD đă đưa ra kết luận rằng: cơ chế bệnh sinh của VDD là sự đáp ứng miễn dịch bất thường hoặc không đầy đủ của cơ thể đối với nấm men, các độc tố hoặc sản phẩm kích ứng từ nấm men [14]. Các tài liệu về dịch tễ học chỉ ra tỉ lệ bị VDD cao hơn ở những bệnh nhân có tổn thương hệ miễn dịch đă gợi ư VDD là do đáp ứng miễn dịch không đầy đủ đối với Malassezia. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Parry và Sharpe lại không công nhận ư kiến này bởi v́ sự sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên Malassezia ở 19 bệnh nhân VDD và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào với kháng nguyên Malassezia ở 16 bệnh nhân VDD so sánh với người khỏe mạnh là không có sự khác biệt [55].
Các nghiên cứu nhuộm hóa mô miễn dịch tại chỗ đă chỉ ra rằng VDD có thể là kết quả của quá tŕnh viêm và đáp ứng miễn dịch của vật chủ đối với các loài nấm men. Nghiên cứu của Faergemann J và cs cho thấy rằng có sự tăng của các chất kích thích không miễn dịch như Neurokinin, CD16+ và bổ thể ở những bệnh nhân VDD [29]. Điều này cung cấp bằng chứng rằng các sản phẩm kích ứng của Malassezia gây tăng hoạt hóa bổ thể để chống lại nấm men. Nghiên cứu này cũng cho thấy có sự tăng các IL viêm và các IL kích thích tế bào Th1 và Th2 ở cả da tổn thương và da lành của bệnh nhân VDD. Bergbrant và cs (1991) nghiên cứu trên 30 bệnh nhân VDD thấy rằng có sự tăng số lượng các tế bào diệt tự nhiên (NK) ở 46% bệnh nhân, nồng độ IgG tăng ở 14 bệnh nhân và nồng độ IgA tăng ở 11 bệnh nhân. Sinh thiết da tổn thương thấy có sự xâm nhập viêm xung quanh mạch máu ở trung b́ và các tế bào viêm này chống lại kháng thể kháng CD4. Như vậy nghiên cứu đưa ra gợi ư rằng có sự giảm chức năng của tế bào T ở bệnh nhân VDD [13].
Theo Parry và Sharpe, Malassezia có thể gây phản ứng viêm do sản xuất ra các chất gây độc trong một số trường hợp đặc biệt [55]. Các chất gây độc này được các nhà nghiên cứu đặt tên là các chất hóa ứng động bạch cầu giống lipid (lipid-like leukocyte activator – LILA). Và điều này giải thích v́ sao tiến triển của VDD thường không dự đoán trước được. Ngoài đáp ứng viêm do LILA, các acid béo kích ứng và acid arachidonic do Malassezia sản xuất ra cũng góp phần gây phản ứng viêm ở bệnh nhân VDD.
Bệnh viêm da dầu có thể gặp ở trẻ sơ sinh và thường biến mất khi trẻ 6 – 12 tháng tuổi [33], [40], [65], [76]. Điều này gợi ư đến vai tṛ của hormon do mẹ truyền sang con. Viêm da dầu giai đoạn này chính là sự đáp ứng của các tế bào tuyến bă với sự kích thích của hormon của người mẹ truyền sang. Vấn đề càng được chứng tỏ khi bệnh thường khởi phát ở tuổi dậy th́, khi các tuyến bă hoạt động mạnh do sự kích thích của hormon androgen của chính người bệnh [1], [40].
Trong suốt thời kỳ hoạt động của tuyến bă, tỷ lệ bài tiết chất bă ở nam cao hơn ở nữ. Ở nam giới, sự bài tiết chất bă mạnh hơn và kéo dài tới tuổi 50 và 60. Nhưng ở nữ giới, sự bài tiết chất bă giảm đột ngột sau khi măn kinh [63].
Yếu tố môi trường như thói quen gội đầu không thường xuyên, thói quen sử dụng thuốc và mỹ phẩm có chứa cồn gây khô da, thời tiết nóng ẩm hoặc lạnh khô có thể ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh [12], [33], [39]. Bệnh cũng hay gặp ở những người béo bệu, có chế độ ăn nhiều chất béo, rượu bia [40].
Ở người nhiễm HIV/AIDS tỷ lệ mắc bệnh viêm da dầu rất cao. Theo Betty Anne Johnson tỷ lệ này là 85% [40]. Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh thường nặng, dai dẳng và kém đáp ứng với các phương pháp điều trị.
Bệnh cũng hay gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh trung ương như Parkinson, liệt dây thần kinh sọ năo, mất cảm giác rộng ở thân ḿnh. Trên các đối tượng này, bệnh có khuynh hướng lan rộng, khó chữa. Các yếu tố stress, cơ thể suy nhược cũng là các yếu liên quan đến bệnh [9], [12], [40], [50], [56], [78].
Một số bệnh da khác cũng thường hay phối hợp với bệnh viêm da dầu như trứng cá, trứng cá đỏ, vảy nến [12], [14], [56]. Đặc biệt trong vảy nến, tổn thương trên da đầu rất khó phân biệt được với viêm da dầu cả ở lâm sàng và mô bệnh học [77].
- Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: VDD có thể xuất hiện ở các vị trí :
          + Ở đầu: H́nh thái như “nôi úp”
          + Ở thân ḿnh: tổn thương thường ở nếp gấp và vùng quấn tă
          + Bệnh Leiner ( Leiner’s disease)
- Ở người lớn:
          + Ở đầu: Biểu hiện là gầu hoặc VDD thực sự
          + Ở mặt : có thể là viêm bờ mi và viêm kết mạc
          + Ở thân ḿnh viêm da dầu có thể ở các h́nh thái :
                   Hình thái cánh hoa (Petaloide)
                   Hình thái bong vẩy phấn
                   Hình thái nếp gấp
                   Hình thái mảng chàm
                   Hình thái viêm nang lông
          + Hình thái lan toả: có thể gây đỏ da toàn thân
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu về h́nh ảnh lâm sàng viêm da dầu ở người lớn.
- Ở đầu: Biểu hiện sớm nhất của VDD ở đầu là gầu, đó là các mảnh vảy da nhỏ bong ra từ trên nền da đầu b́nh thường. Nếu tiến triển lâu xung quanh các nang lông ở da đầu thường đỏ lên, bong vẩy, lan thành từng mảng có ranh giới rơ, rải rác hoặc tập trung.
- Ở mặt :
          + VDD thường đặc trưng bằng tổn thương vùng lông mày, điểm giữa trên gốc mũi và rănh mũi má. Thương tổn cơ bản là các dát đỏ bong vảy da ẩm, nhờn, bóng mỡ, ranh giới không rơ và thường liên quan đến thương tổn trên đầu.
          + Viêm bờ mi: cũng là loại tổn thương  thường thấy. Bờ mi đỏ lên và có những vảy da trắng nhỏ.
          + H́nh thái viêm da dầu xuất hiện ở cằm thường gặp ở nam giới ở giai đoạn đầu khi mọc râu.
- Ở thân ḿnh : Có thể thấy các h́nh thái sau:
          + Hình thái cánh hoa (Petaloide): Là h́nh thái thường gặp nhất và thường xuất hiện ở vùng trước xương ức, vùng liên bả vai ở nam giới. Tổn thương bắt đầu bằng những sẩn nhỏ nang lông màu đỏ nâu, phía trên có vảy tiết bă. Dần dần tổn thương lan rộng ra và liên kết với nhau tạo thành đám. Tổn thương có h́nh ṿng cung trông giống như cánh hoa với vảy da trắng ở vùng trung tâm, các sẩn vảy đỏ thẫm với vảy tiết bă ở vùng ngoại vi.
          + Hình thái bong vảy phấn: thường ở thân ḿnh, các chi ít gặp hơn. Các dát đỏ trong h́nh thái bong vảy giống như vảy phấn hồng Gibert.
          + Ở các nếp gấp như nách, bẹn, sinh dục, kẽ dưới vú và rốn: VDD biểu hiện như viêm kẽ, các dát đỏ ranh giới rơ và có vảy da tiết bă. Vùng sinh dục của hai giới đều có thể bị tổn thương.
- Đôi khi VDD có thể biến chứng đưa đến đỏ da toàn thân (h́nh thái lan toả).
- Mức độ và tiến triển của viêm da dầu có thể khác nhau, hầu hết là tiến triển mạn tính và hay tái phát.
- Chủ yếu dựa vào lâm sàng:
Tổn thương cơ bản là dát đỏ ranh giới không rơ, trên có vảy da bóng mỡ màu vàng.
Vị trí chủ yếu da đầu sau tai, ống tai ngoài, rănh mũi má, bờ mi, vùng trước xương ức và vùng liên bả. Một số vị trí ít gặp hơn như nách, kẽ dưới vú, rốn, bẹn, kẽ liên mông.
Triệu chứng cơ năng: Ngứa, rát
- Đánh giá mức độ tổn thương: Viêm da dầu được chia làm 3 mức độ theo thang điểm của Avner Shermer [68]
·         Ngứa:
Không ngứa: 0 điểm.                 Ngứa ít: 1 điểm.             
Ngứa vừa: 2 điểm                      Rất ngứa: 3 điểm.
·        Bỏng rát:
Không bỏng rát: 0 điểm.            Bỏng rát ít: 1 điểm.
Bỏng rát vừa: 2 điểm.                Rất bỏng rát: 3 điểm.                
·      Đỏ da:
Không đỏ da: 0 điểm.                Đỏ da ít: 1 điểm.
Đỏ da vừa: 2 điểm.                             Rất đỏ da: 3 điểm.          
·        Vảy da:
Không vảy: 0 điểm.                   Vảy da ít: 1 điểm.
Vảy da vừa: 2 điểm.                  Rất nhiều vảy da: 3 điểm.
         
Tính tổng số điểm:
·        Mức độ nhẹ:                   tổng số điểm < 5
·        Mức độ trung b́nh:         tổng số điểm từ 5 đến 8
·        Mức độ nặng:                  tổng số điểm > 8
- Ở da đầu, gáy: phân biệt với vẩy nến, viêm da do chấy, lichen phẳng.
- Ở mặt: phân biệt với viêm b́ cơ, luput ban đỏ, viêm da do ánh nắng, viêm da do Demodex, trứng cá, trứng cá đỏ, viêm da tiếp xúc.
- Ở thân ḿnh: phân biệt với lang ben; dị ứng thuốc; đặc biệt các thuốc methyldopa, chlopromazine, cimetidine
- Ở các nếp gấp: phân biệt với nấm da, erythrasma, pemphigus lành tính gia đ́nh, candida.
Cho đến nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh VDD, có thể sử dụng thuốc tại chỗ hoặc đường toàn thân, nhưng chủ yếu là dùng các thuốc bôi tại chỗ như thuốc chống nấm, corticoid ... Tuy nhiên chưa có phương pháp nào điều trị triệt để bệnh.
1.5.1. Thuốc chống nấm
Malassezia đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của VDD, do đó sử dụng thuốc chống nấm tại chỗ và toàn thân để điều trị là lựa chọn hàng đầu.
- Tại chỗ: gốc azole có hiệu quả nhất cho tác dụng chống nấm ở bệnh nhân VDD [14].
          + Kem Ketoconazol được sử dụng để điều trị VDD ở mặt.
          + Các loại dầu gội có chứa Fluconazol 2% hoặc Ketoconazol 2% được sử dụng để điều trị VDD ở đầu.
- Các thuốc chống nấm đường uống như: terbinafine, ketoconazole, itraconazole và pramiconazole có hiệu quả trong điều trị viêm da dầu mức độ nặng hoặc kháng với các phương pháp điều trị khác.
Điều trị VDD bằng Corticoid có hiệu quả cao nhưng chỉ dùng được trong thời gian ngắn. Khi sử dụng corticoid đường bôi kéo dài sẽ gây teo da, giăn mạch, trứng cá do thuốc, viêm da quanh miệng và đặc biệt là t́nh trạng phụ thuộc thuốc. Các nghiên cứu điều trị VDD bằng corticoid tại chỗ đều thấy triệu chứng lâm sàng giảm nhanh chỉ trong 1 tuần.
Các thuốc corticoid thường được sử dụng là nhóm VI và nhóm VII [9], [78].
Hydrocortison dạng kem hoặc dung dịch 1%, 2%.
Desonide.
- Các chất bạt sừng không đặc hiệu như: salicylic acid, selenium sulfide, và lithium succinate
- Thảo mộc: dầu từ cây trà có tên là Melaleuca alternifolial
- Điều trị bằng tia UVB khi có kháng với các phương pháp điều trị khác
- Retinoid tồn tại đưới 3 dạng: dạng rượu hay còn gọi là retinol (vitamin A uống để pḥng khô mắt do thiếu vitamin A ở trẻ em và phụ nữ có thai), dạng aldehyt hay còn gọi là retinal chỉ tồn tại trong chuyển hoá của retinoid, và dạng vitamin A axít (retinoid acid), chúng có thể tồn tại trong tự nhiên hoặc được tổng hợp
- Cơ chế tác dụng:
+ Tác dụng tăng sinh và biệt hóa tế bào: Retinoid có tác dụng mạnh trong biệt hóa tế bào ở nhiều ḍng tế bào khác nhau kể cả tế bào dưỡng và tế bào biệt hóa (trong đó có cả tế bào da và niêm mạc). chúng tác dộng lên quá tŕnh phân bào và phát triển tế bào, chống quá tŕnh lăo hóa tế bào. Với da,, niêm mạc và các tổ chức màng khác, retinoid làm cho các bộ phận cấu thành tổ chức trở nên khỏe mạnh.
+ Tác dụng điều ḥa miễn dịch: retinoid có tác dụng tăng cường miễn dịch cả miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể điều ḥa đáp ứng miễn dịch, hỗ trợ quá tŕnh tạo kháng thể và tăng đào thải mảnh ghép.
+ Tác dụng chống viêm: retinoid ảnh hưởng đến phản ứng thể dịch và phản ứng tế bào trong các quá tŕnh viêm. Đơn giản là biểu hiện trong quá tŕnh điều trị truwnsgs cá isotretinoin là t́nh trạng đỏ da, phù nề và mụn mủ giảm rơ rệt.
+ Giảm bài tiết chất bă: bằng thực nghiệm trên động vật thí nghiệm cho thấy khi dùng Retinoid có sự giảm số lượng tế bào tiết bă và giảm tổng hợp chất bă do kéo dài tuổi trưởng thành của tế bào tiết bă, làm tế bào này phát triển chậm lại và khả năng tiết chất bă cũng chậm theo. Nghiên cứu thử nghiệm trên người cho thấy isotretinoin cũng giảm đáng kể kích thước và hoạt động của tuyến bă ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá, cũng như  thay đổi thành phần lipid da. Những nghiên cứu gần đây cũng đưa ra quyết định rằng retinoid không tác động lên bài tiết chất bă qua cơ chế nội tiết.
- Chống chỉ định:
          + Chống chỉ định tuyệt đối: phụ nữ mang thai, cho con bú, viêm gan trầm trọng, suy thận, rối loạn thần kinh trung ương.
          + Thận trong trong các trường hợp: tăng lipid máu, tiểu đường, rối loạn chức năng hoặc loét dạ dày.
- Tác dụng phụ của Vitamin A acid: gây quái thai, tăng men gan, rối loạn thành phần lipid máu, đau cơ, mỏi khớp, khô da, khô môi, bong da.
- Tacrolimus: tacrolimus là một macrolid có nguồn gốc từ Streptomyces tsukubaensis, ban đầu được sử dụng để chống loại bỏ thải ghép ở những bệnh nhân cấy ghép mô, sau đó người ta phát hiện ra tác dụng của thuốc trong chống viêm tại chỗ. Tác dụng của tacrolimus là ức chế sự nhân lên và giải phóng các cytokin tiền viêm từ tế bào lympho T. Tác dụng của tacrolimus:
+ Tác dụng chống viêm: cơ chế tác dụng chống viêm của tacrolimus:
Tacrolimus kết hợp với immunophilin macrophilin-12 (FK-506 binding protein) tạo thành một phức hợp Tacrolimus-FK có 2 tác dụng:
·    Ngăn chặn sự loại bỏ photpho từ phức hợp cylasmic của yếu tố nhân tế bào T hoạt hóa (NFAT) bởi protein phosphatase phụ thuộc Ca2+/Calmoduline à do đó ức chế tổng hợp IL-2 và interferon-γ từ tế bào Th1;  IL-4 và IL-10 từ tế bào Th2.
·    Ức chế sự giải phóng các chất trung gian hóa học từ tế bào Mast như histamin, serotonin ... góp phần vào hiệu quả chống viêm của Tacrolimus.
+ Ngoài tác dụng chống viêm, tacrolimus c̣n được chứng minh là có tác dụng chống lại các loài nấm, bao gồm M. furfur và các loài Malassezia khác [52].
+ Tacrolimus cải thiện chức năng bảo vệ của các tế bào thượng b́, sự bảo vệ này c̣n kéo dài sau khi ngừng thuốc ngược lại so với khi sử dụng corticoid. Điều này giải thích tại sao dùng corticoid gây tác dụng phụ teo da c̣n Tacrolimus th́ không.
- Mỡ Talimus 0,1%:
+ Thành phần: Tacrolimus, paraffin lỏng, sáp ong trắng, paraffin mềm màu trắng, Butylated Hydroxy Anisole. Sản xuất tại Ấn Độ
+ Cách sử dụng: bôi mỏng vào vùng da bị tổn thương ngày 2 lần
+ Tác dụng: ức chế miễn dịch, chống viêm
- Các nghiên cứu sử dụng thuốc ức chế Calcineurin trong điều trị viêm da dầu trên thế giới.
Tác giả
Năm NC
Bệnh nhân
Thuốc ĐT
Thời gian đánh giá
Kết quả điều trị
Meshkinpour A và cs [48]
2003
18
Tacrolimus
4 tuần
- 60% sạch hoàn toàn tổn thương
- 39% sạch 70-90% tổn thương
Braza và cs [18]
2003
16
Tacrolimus 1%
6 tuần
- Vảy da cải thiện 87,8%
- Đỏ da cải thiện 70,9%
Rigopoulos [61]
2004
11
Pimecrolimus
24 ngày
Cải thiện các triệu chứng sau 9 ngày. Hiệu quả tương tự như dùng betamethasone nhưng thời gian tái phát lâu hơn.
Rallis [60]
2004
19
Pimecrolimus
9 tuần
100% sạch hoàn toàn tổn thương sau 3 tuần.
Firooz [30]
2006
18
Pimecrolimus
4 tuần
- Đạt kết quả tốt sau 2 tuần. Kết quả tương tự như nhóm sử dụng Hydrocortison acetate
Warshaw [81]
2004
96
Pimecrolimus
4 tuần
Pimecrolimus có tác dụng hơn nhóm chứng từ tuần thứ 2
De Moraes [26]
2007
21
Pimecrolimus
49 ngày
Cải thiện tốt nhất sau 7 ngày và 14 ngày.
Kim [42]
2007
20
Pimecrolimus
4 tuần
- 60% sạch hoàn toàn tổn thương
- 40% sạch 70-90%
Koc [44]
2009
23
Pimecrolimus
12 tuần
- Đỏ da cải thiện 81,4%
- Vảy da cải thiện 86,1%
Cicek [22]
2009
21
Pimecrolimus
8 tuần
Hiệu quả của nhóm điều trị bằng Pimecrolimus cao hơn nhóm điều trị bằng Ketoconazol và nhóm điều trị bằng Methylprednisolon aceponate
Ozden [54]
2010
16
Pimecrolimus
2 tuần
Tất cả các bệnh nhân cải thiện tốt sau 2 tuần
Tatlican [75]
2010
45
Pimecrolimus
Đến khi khỏi
- Sử dụng pimecrolimus có hiệu quả đối với VDD tái phát

Như vậy các nghiên cứu sử dụng thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ trong điều trị viêm da dầu đều cho kết quả tốt, tác dụng nhanh và ít các tác dụng phụ. Ngoài các nghiên cứu trên, Crutchfield (2002) lần đầu tiên đưa ra bằng chứng về điều trị hiệu quả của kem Pimecrolimus trong điều trị VDD ở những bệnh nhân không đáp ứng điều trị với kem Hydrocortison [24]. Cunha mô tả 2 trường hợp bệnh nhân kháng với điều trị corticoid tại chỗ được điều trị bằng pimecrolimus đạt được hiệu quả sạch tổn thương sau 6 tuần và 14 tuần [25].


Chương 2

- Nghiên cứu t́nh h́nh, đặc điểm lâm sàng VDD:
          + Số liệu hồi cứu bệnh nhân VDD đến khám tại BVDLTW trong 4 năm từ 1/2007 đến tháng 12/2010. Tổng  số 23306 BN.
+ Bao gồm những bệnh nhân được chẩn đoán xác định là VDD đến khám và điều trị tại BVDLTW từ tháng 9/2010 - 3/2011. Tổng số 186 BN.
- Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm da dầu ở mặt bằng uống Vitamin A axit kết hợp bôi mỡ tacrolimus 0,1%: 65 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên: 33 BN được điều trị bằng uống Viatmin A acid kết hợp với bôi mỡ tacrolimus 0,1%, 32 BN được điều trị bằng uống Vitamin A axit đơn thuần.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán VDD:
+ Dát đỏ ranh giới không rơ trên có vảy da bóng mỡ màu vàng.
+ Vị trí chủ yếu: Da đầu, sau tai, ống tai ngoài, rănh mũi má, lông mày, bờ mi, vùng trước xương ức và vùng liên bả. Một số vị trí ít gặp hơn như nách, kẽ dưới vú, bẹn, kẽ liên mông.
+ Triệu chứng cơ năng: Ngứa, rát bỏng
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
+ Nhóm nghiên cứu t́nh h́nh, đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan: tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán là VDD và đồng ư tham gia nghiên cứu.
+ Nhóm nghiên cứu điều trị: Tất cả những bệnh nhân bị viêm da dầu ở mặt tuổi từ 15 trở lên.
* Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
+ Nhóm nghiên cứu t́nh h́nh, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan: bệnh nhân không đồng ư tham gia nghiên cứu.
+ Nhóm nghiên cứu điều trị:
·        Bệnh nhân dưới 15 tuổi.
·        Viêm da dầu ở các vị trí khác
·        Bệnh nhân có sử dụng corticoid, retinoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác trong ṿng 28 ngày trước đó.
·        Phụ nữ đang dự định có thai
·        Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
·        Có bệnh gan, thận, tăng mỡ máu, bệnh về tim mạch.
·        Mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng như: viêm phổi, lao, sốt rét...
·        Bệnh nhân ung thư.
·        Bệnh nhân không đồng ư hợp tác nghiên cứu.
·        Bệnh nhân có HIV dương tính.
·        Bệnh nhân có xét nghiệm nấm dương tính
·        Bệnh nhân có Demodex dương tính ³ 5 con/ vi trường.
- Talimus: Tube chứa 10g tacrolimus 0,1% sản xuất tại Ấn độ.
- Acnotin 10mg: viên bao nang chứa 10mg isotretinoin, vỉ có 5 viên, sản xuất tại Thái Lan.
         Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9/2010 – 3/2011
2.3.1. Nghiên cứu t́nh h́nh, đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan đến VDD
2.3.1.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Toàn bộ các bệnh nhân đến khám tại BVDLTW từ 2007-2010
Chọn mẫu toàn bộ các bệnh nhân VDD đến khám và điều trị BVDLTW từ tháng 9/2010 – 3/2011
Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án thống nhất:
- Hỏi bệnh: Tuổi, giới, nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng, tiền sử bệnh tật.
- Khám thực thể: các biểu hiện lâm sàng, vị trí khu trú, diện rộng của tổn thương, mức độ tổn thương, đánh giá mức độ tiết bă nhờn.
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa dư, mùa làm bệnh nặng lên, tính chất da của bệnh nhân, thói quen sử dụng mỹ phẩm, thói quen gội đầu, tác động của stress, t́nh trạng kinh nguyệt của bệnh nhân, các bệnh phối hợp, t́nh trạng nhiễm nấm malassezia, HIV, demodex.
- Các loại tổn thương: dát đỏ, vảy da bóng mỡ.
- Tính chất thương tổn.
- Các biểu hiện triệu chứng cơ năng.
- Vị trí thương tổn.
- Lập bệnh án nghiên cứu theo mẫu
- Khám và hỏi bệnh, tiến hành chẩn đoán xác định, thu thập thông tin cần thiết vào bệnh án nghiên cứu.
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng so sánh
Chia số bệnh nhân VDD ở mặt làm 2 nhóm theo phương pháp ngẫu nhiên đơn:
- Nhóm nghiên cứu: Uống Vitamin A axit kết hợp với bôi mỡ Tacrolimus 0,1%.
- Nhóm đối chứng: Uống Vitamin A axit đơn thuần
Cỡ mẫu tính theo công thức thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới:
n1 = n2 = 
n1: cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu điều trị bằng uống Vitamin A axit kết hợp với bôi mỡ Tacrolimus 0,1%
n2: cỡ mẫu của nhóm chứng được điều trị bằng uống Vitamin A axit đơn thuần.
Z1-a/2: Hệ số tin cậy 95% (= 1,96)
Zb: Lực mẫu 80% (= 0,842)
P1: tỷ lệ bệnh nhân nhóm nghiên cứu đạt tốt: ước lượng là 90%
P2: tỷ lệ bệnh nhân  nhóm đối chứng đạt tốt: ước lượng 60%
P =                           
Kết quả tính cỡ mẫu mỗi nhóm (n1 = n2 = 30 bệnh nhân).
Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án thống nhất:
-     Khám thực thể: Xác định vị trí, diện tích bị tổn thương, mức độ tổn thương, đánh giá mức độ tiết bă nhờn.
-     Đánh giá mức độ tổn thương theo Avner Shemer [68]
Không ngứa: 0 điểm.                 Ngứa ít: 1 điểm.             
Ngứa vừa: 2 điểm                      Rất ngứa: 3 điểm.
·    Bỏng rát:
Không bỏng rát: 0 điểm.            Bỏng rát ít: 1 điểm.
Bỏng rát vừa: 2 điểm.                Rất bỏng rát: 3 điểm.                
·    Đỏ da:
Không đỏ da: 0 điểm.                Đỏ da ít: 1 điểm.
Đỏ da vừa: 2 điểm.                             Rất đỏ da: 3 điểm.          
·    Vảy da:
Không vảy: 0 điểm.                   Vảy da ít: 1 điểm.
Vảy da vừa: 2 điểm.                  Rất nhiều vảy da: 3 điểm.
         
Tính tổng số điểm:
     Mức độ nhẹ:                   tổng số điểm < 5
Mức độ trung bình:         tổng số điểm từ 5 đến 8
Mức độ nặng:                  tổng số điểm > 8
-   Xét nghiệm t́m nấm: bằng phương pháp nhuộm Gram.
     Đánh giá mức độ dương tính: chúng tôi dựa theo cách đánh giá của Zaidi Z và cộng sự về mức độ tập trung của các bào tử nấm [85]:
+ Mức độ 1+ : dưới 5 tế bào nấm trên một vi trường.
+ Mức độ 2+ : có từ 5 – 9 tế bào nấm trên một vi trường.
+ Mức độ 3+ :  có từ 10 – 19 tế bào nấm trên một vi trường.
+ Mức độ 4+ : có ≥20 tế bào nấm trên một vi trường
- Xét nghiệm Demodex, HIV (theo xét nghiệm thường qui).
- Khám lâm sàng sau đó xếp ngẫu nhiên thành 2 nhóm để điều trị     (nhóm nghiên cứu và nhóm chứng).
- Tiến hành điều trị theo 2 nhóm.
·        Nhóm nghiên cứu:
o   Uống Acnotin 10mg/24h liên tục trong 2 tháng kết hợp với
o   Bôi mỡ Talimus 0,1% ngày 2 lần, liên tục trong 2 tháng.
·        Nhóm đối chứng: Uống Acnotin 10mg/24h liên tục trong 2 tháng
·        Thời gian theo dơi: Đánh giá kết quả lâm sàng  sau 2, 4, 6 và 8 tuần
Đánh giá kết quả dựa theo cách tính điểm của Avner Shemer MD [68] như cách đánh giá mức độ bệnh:
   Tính tổng số điểm sau khi kết thúc đợt điều trị (8 tuần):
               +Tổng số điểm là 0 (khỏi hoàn toàn). Kết quả điều trị: Rất tốt
+Tổng số điểm là 1-2. Kết quả điều trị: Tốt
+Tổng số điểm là 3-4. Kết quả điều trị: Khá
+Tổng số điểm là ≥ 5. Kết quả điều trị: Xấu.
2.3.2.7. Theo dơi tác dụng không mong muốn của thuốc
- Teo da
- Khô da
- Khô môi
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Giăn mạch
- Viêm da quanh miệng
- Bỏng rát/kích ứng tại nơi bôi thuốc